Tiểu sử Ya_Dố

Bà là người dân tộc Ba Na, quê ở Plây Đê Hmâu (nay thuộc xã Đông, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai).

Mẹ mất sớm, bà ở cùng cha. Cha bà (không rõ họ tên) là một tộc trưởng Plây Đê Hmâu giàu có, khỏe mạnh, và là một xạ thủ danh tiếng trong vùng. Lớn lên, Ya Dố vừa xinh đẹp, vừa giỏi võ nghệ (nhờ cha dạy), lại thạo việc ruộng rẫy và có uy tín với dân làng[2].

Năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng với 2 em (Nguyễn LữNguyễn Huệ) phất cờ nổi dậy ở Tây Sơn (Bình Định) chống lại chính quyền Trương Phúc Loan. Lực lượng ban đầu của nghĩa quân chủ yếu là người Thượng. Biết uy tín của tộc trưởng Plây Đê Hmâu đối với dân, thủ lĩnh Nguyễn Nhạc nhiều lần đến viếng thăm, rồi xin cưới Ya Dố làm vợ thứ để phát triển lực lượng.

Trong buổi đầu, nghĩa quân Tây Sơn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề lương thực. Vì vậy, bà Ya Dố đã đưa người đến Tú Thủy (nay thuộc xã Nghĩa An, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai) khai hoang, tạo một cánh đồng rộng hơn 20 mẫu để trồng lúa, bắp...[3].

Khi Nguyễn Nhạc xưng đế (lấy hiệu là Thái Đức, 1778), Ya Dố được đón về Quy Nhơn phong làm thứ phi. Nhưng vì quen với cuộc sống tự do nơi rừng núi, nên bà xin trở về với ruộng đồng [1].

Năm 1793, chồng bà chết vì uất ức, sau khi bị quân của vua Cảnh Thịnh (con Nguyễn Huệ, gọi ông bằng bác) chiếm đóng Hoàng thành (Quy Nhơn) và vơ vét sạch kho tàng [4].

Bà Ya Dố mất năm 1795